Friday, July 27, 2012

action overdose

Oh, I think it all started with Inglourious basterds, because my best buddy claimed it one of the best from that year's Oscar nominees. I always trust his sense for films, so I watched.

blood sweating, heads falling, massacre, blood not spilling but spraying like deodorant. I was quite shocked, but handled it well. Of course, this can't be best Oscar nominee of the year for a girl who used to play Barbie as a kid and wore Hello Kitty schoolbag.

Then Death Proof was on on HBO. But except for a so-called strip-tease and fancy car, I don't remember anything about it. Told ya, I was not meant for those kind of beasts. But God knows why, I bumped into Pulp Fiction on the rack. Time for some classic I said.

It was some classic, I told best buddy - If I were a guy this would my on my top5 list. He was a huge fan of Pulp Fiction and BAMP there came a few thoughtful comments but to tell the truth I don't remember a lot. I don't remember a lot of things but something starts to grow from that more than an hour to two hours. The cast was awesome Quentin was brutal he ripped the beasts inside out, quenched our thirst for gore in a strong storytelling style. Man I have to watch it again preferably with somebody who knows. Or a lot of people will slap me for not grasping half of its charm.

I am (trying to be) freaking truthful because you don't bullshit over Quentin's movies.






You know what stuck in my mind after watching Kill Bill? The soundtrack. How does it work - the lonely shepherd and a bunch of spanish, japanese pop songs to this bloody showdown? But actually it was the rather weird mix of violence and sentimental music that walked straight into the mind.


I am turning into lots of actions thanks to a few guys who talk movies. It's good, I unawaringly enjoyed them to the last minute, made my dumb face staring at the end credits and feel awfully fresh-headed. Now the question is...

WTF WHY DO GIRLS PLAY DOLLHOUSES WHILE BOYS GET TO ENJOY ROBOT DROIDS THINGIES?????

Wednesday, July 18, 2012

Phì là phì với cơm cà ri!

Nỗi lo chung của cả đoàn, đó là vấn đề ẩm thực. Sợ chế biến không sạch rồi lại đau bụng ( gớm, làm như Việt Nam thì sạch lắm...), sợ bị cay quá, sợ không ăn quen ăn hợp... Tôi có chút ít vốn liếng với món roti prata và xơi được cà-ri, nhưng mà 1 tuần thì, chẹp chẹp...

Vậy nên thật tình cờ và thật bất ngờ, cà-ri ngon tuyệt với đủ loại mùi vị, tôi ăn suốt một tuần liền không ngán!


Tôi chưa đủ tinh tế để nhận ra sự khác nhau giữa đồ ăn khu vực Nam Ấn và Bắc Ấn, chỉ thấy ở phía Bắc vị có vẻ hăng nồng hơn và thiên về các món nướng, chắc tại giời lạnh. Gi gỉ gì gi món gì ở Ấn cũng phảng phất mùi cà-ri dù ít hay nhiều, hoặc là tôi tưởng tượng chứ thật ra đó là mùi các loại gia vị?

Nó rất là ngon từ thịt ngọt từ xương nhé, lại còn có nước dừa béo ngậy để ta cứ múc thìa này lại thèm thìa nữa! Rồi mùi gia vị các loại phảng phất như là cô gái Ấn Độ đeo mạng che mặt, bí hiểm chẳng ai biết mặt biết tên nhưng chỉ cần một đôi mắt ấy là đủ ngất ngây rồi. Thường thì trong một món cà-ri sẽ có quế, hồi, hạt thì là, mùi, tiêu, ớt khô, thảo quả, nghệ ... và đương nhiên là lá cà-ri nữa. Nói chung có một danh sách các loại herb của Ấn Độ, đọc mãi không hết, thành ra nhìn vào món cà-ri ta cảm giác như nhìn vào một đống nham thạch nhuyễn nhuyễn bốc khói, chư gì đã thấy toát mồ hôi lên được! Thế nhưng để làm ra được cái món nham thạch đang bày biện trước mặt ta, thì ông bác Ấn Độ đã phải cực kỳ tinh tế trong điều chế. Tôi có thể tưởng tượng ra cảnh những bàn tay ấy vốc lấy một nắm này, thả xuống một nắm nọ và quay đều thìa súp... như kiểu con chuột trong Ratatouille ý!

Ngày đầu tiên xuống sân bay New Delhi, chúng tôi rã rời ngủ đêm trong một cái Inn tối thui, xung quanh là chợ búa ở ga tàu nom rất đáng sợ, nên chẳng dám đi ăn đâu hết. Bữa đầu tiên ở cái xứ này là lôi từ trong vali ra, toàn marineboy với cả xúc xích con bò vissan, hình như đến nước sôi cũng chẳng có mà đun mì gói nữa, hic.

Vì thế bữa trưa sau hôm sau thật là sự đền bù xứng đáng!!! Nhưng để chạm môi được vào cà-ri và bánh mỳ thì quả là một cuộc chinh phục mầm đá dưới cái nóng gắt gao. Trước khi đi tôi đã cẩn thận dắt túi dăm ba địa chỉ ăn uống thu được trên Lonely Planet và Tripadvisor ( chân thành khuyên các bạn trước khi đi đâu hãy check hai chỗ đấy, thế là hòm hòm mà lên đường rồi!), thế mà đến nơi vẫn là con gà bị đem đi hết chỗ này đến chỗ kia.

Đến đây lại phải dài dòng một tý về cái vụ tài xế ở Ấn. Các bạn các bác lái xe, từ rickshaw cho đến taxi đa phần đều dễ thương, ham tiếp chuyện, nhưng có một luật bất thành văn là, bạn sẽ bị chở đi đến một số nơi không nằm trong kế hoạch. Xem đá quý chỗ này, đi ăn ở chỗ này, mua vải ở đây... họ luôn có vài địa điểm dắt túi để dẫn bạn đến, bởi vì hai chữ Hoa Hồng. Dẫn khách đến, khách mua đồ thì sẽ được bao nhiêu bao nhiêu phần trăm... Là khách du lịch thì cũng hơi bực mình đấy, tự dưng mất thời gian đi một số nơi mình chẳng thích, nhưng mà ta cũng phải thông cảm cho người ta một tý vì miếng cơm manh áo mà. Với lại nếu bạn tỏ thái độ cương quyết thì người ta cũng không dám làm tới đâu, chẳng qua chúng tôi lúc đó vẫn còn gà :))

Tóm lại, bữa trưa đấy chúng tôi bị đưa đẩy đến một chỗ giá cao gấp ba, bốn lần nơi tôi đã nghiên cứu và chất lượng thì chưa được kiểm định. Đã ngồi xuống rồi nhưng cả bọn nhìn menu xong vẫn nằng nặc quyết tâm đến được cái chỗ Joney's Place được recommend trên tripadvisor, mặc dù tên lái taxi vẫn năn nỉ đi thêm chỗ khác, giá rẻ và ngon... Ôi không thể tin được! Tôi chỉ muốn ăn cà-ri ở Joney's place thôi mà :((((
 Vẫn tiếp tục bài ca nịnh nọt, tên tài xế lại bảo chúng tôi đường đi đến chỗ đó ô tô đi không được, phải thuê xích lô, rickshaw, tốn thêm tiền, mất thời gian ... mệt quá, nhưng anh em đã quyết rồi, chịu khó trả thêm hai trăm bốn rupee cho nó êm xuôi. Vậy là 6 đứa chia thành hai toán ngồi lên chiếc cycle rickshaw do một bác già già tất tả kéo đạp. Một trăm hai rupee cho mười phút kéo ra lên dốc giữa trưa nắng...

Lan man quá, tóm lại sau khoảng 45 phút kịch tính mệt mỏi đói meo, chúng tôi đã đến Joney's Place - một quán ăn bé tẹo ngay gần Taj Mahal. Vỏn vẹn khoảng 6m2 thôi mà rất xì-tin, màu mè tươi tắn như một hàng ăn dưới vùng quê miền Tây. Dấu tích của biết bao hành khách để lại từ khắp nơi trên quả đất to đùng được gom góp lại trong không gian bé tý ấy, nóng, chật và tỏa mùi cà-ri thơm nồng.

Đó là bữa ăn đầu tiên chính thức của chúng tôi, lần đầu tôi được ăn cà-ri chính gốc trên đất Ấn, chứ không phải thứ cà-ri loãng ăn kèm bánh prata như ở Sing. Hẳn cả đoàn đều có chung suy nghĩ như tôi, tất cả vục mặt vào xé bánh, chấm mút, xuýt xoa, hít hà. Ôi chao, sao mà thơm, sao mà hăng, sao mà nóng! Prata mỡ màng dai dai, naan thì dày và xốp, thỉnh thoảng cắn vào chỗ nướng cháy sẽ giòn ơi là giòn.


Cùng vui vẻ trước khi lâm trận

chụp hơi chán nhưng chẳng qua vì mải ăn không thèm chăm chút!


Cần phải cà kê thêm về hai loại bánh hết sức quan trọng trong đời sống ẩm thực Ấn Độ: paratha và naan.

Paratha là phiên bản dầu mỡ béo bở hơn, được làm giống như pancake, bột mịn trải đều trên bàn nướng Tava ( nhìn như cái chảo úp ngược) rồi rưới thêm chút dầu, tùy chỗ. Làm paratha thì khó ai có thể làm sai được, nhưng để ngon thì có vẻ căng. Nào là phải pha bột cho đúng chuẩn trước đã, sau đó bàn tay nhào bột thành viên bánh phải thật khéo léo, lúc kéo cục bột thành bánh phải cực nhanh và đều để không khí chui vào giữa các lớp bánh mỏng tang... Paratha là cục bột dễ tính có thể đi kèm nhiều thứ: bơ, tỏi, trứng, nấm... thậm chí ở Sing còn có phiên bản ngọt với mật ong, sôcôla, dâu tây nữa. Nom nom.

Khác với người anh em Nam Ấn Paratha, Naan đến từ xứ lạnh phương Bắc nên quy trình nó cũng khác. Naan cũng là cục bột trắng trẻo, nhưng thay vì kéo ra kéo vào xèo xèo, chú ta sẽ được xếp tròn ngay ngắn trên lò nướng Tandoor cho đến khi bề mặt lốm đốm vệt cháy và phồng lên như chấm bi. Naan nói chung gần giống bánh mỳ, ăn kèm cà-ri và các món thịt nướng tandoori rất là hết ý.


Trong suốt chuyến đi, những bữa ăn uống không chỉ là được ăn ngon. Những trải nghiệm trước, trong và sau khi ăn luôn đáng nhớ ngang ngửa với mùi cà-ri thơm nức. Chiều hôm đó, sau khi choáng váng với Taj Mahal và Agra Fort, bầy đoàn lại được ăn tối trên sân thượng của một quán nhìn thẳng ra Taj. Mới đầu trời còn mưa lâm thâm làm các bạn trẻ phải chờ đợi dưới tầng 1 tối tăm mù mịt, nhưng may quá giời không phụ lòng người, sau dăm phút chúng tôi hồi hộp háo hức kéo nhau lên tầng cao, và ố á liên tục! Trải ra trước mắt không chỉ là Taj Mahal kiêu mà còn là khu xóm của những mái nhà lúp xúp. Tôi gọi đây là "văn hóa sân thượng": có bọn trẻ con thả diều này, có các bà bế em bé ngồi buôn chuyện với nhau, có khỉ chuyền từ nhà này sang nhà khác, và bọn này quả là những tên trộm chuyên nghiệp; ấn tượng khó phai nhất là một bác ngồi trên chiếc ghế xì-tin, vừa nói chuyện điện thoại vừa vẫy chúng tôi và pose ảnh nhiệt tình! Ở trên này thấy được mọi ngõ ngách hang hốc trong cái hệ thống nhà như mê cung này, hao hao một tý giống xóm ngõ ở Hà Nội, kiểu như khu nhà ga Lê Duẩn Văn Chương ấy. Bao nhiêu là thứ để xem, mỗi khu nhà sẽ có một nhóm người họat động, nơi náo nhiệt nơi yên bình. Cái xóm này, ngay sát Taj Mahal nơi thu về cho Ấn Độ không biết bao nhiêu là tiền của, vậy mà nghèo rớt, nếu đi ở dưới thì biết bao nhiêu hình ảnh cái nghèo cứ đeo bám chiếc rickshaw chở chúng tôi. Nhưng sân thượng hình như bao dung hơn, chỉ có những cảnh yên bình mới leo lên được trên này thôi.

 Lúc đấy và cả bây giờ nữa, cảm giác của tôi mỗi khi nghĩ đến sân thượng của nhà hàng ấy, là phim Aladdin, ôi cái cảnh nhìn từ chỗ chúng tôi ăn, sao mà y hệt cảnh trong phim nhìn từ khu chợ bazaar của Aladdin, lại còn bọn khỉ ăn trộm nữa chứ, y hệt con Abu.Về nhà search lại thì đúng là phim Aladdin lấy khung cảnh dựa trên Taj Mahal thật, tên trong phim của thành phố đấy là Agrabah! Thế là mình đã được ngồi trong một giấc mơ cổ tích.

 
Xa xa là Taj Mahal
Briyani!






nhân vật xì-tin nhất!








Không phải tại tôi quá thích cà-ri hay là chỗ nào ở Ấn làm cà-ri cũng ngon tuyệt? Từ những quán ăn hang hốc nhỏ bé như Joney's cho đến bếp ăn khách sạn, không có chỗ nào chê được cả. Đến Jaipur chúng tôi không thèm đi đâu xa mà bám rễ luôn ở nhà hàng Peacock ngay trên sân thượng khách sạn ( lại sân thượng!) Trước khi nhấm nháp các loại cà-ri bánh trái, riêng khoản hay ho của nhà hàng ( và cả khách sạn) đã làm chúng tôi nghiêng ngả rồi. Mỗi bàn có một kiểu ghế sắt uốn khác nhau: con công, con cá, con gà... chung quanh là nến đặt trong đèn treo và những dải đèn nhấp nháy. Trên tầng cao nhất là một gian nhà mở, đặt nệm kiểu Trung Đông, chỉ thiếu shisha là đủ bộ.




Cà-ri ở đây đậm mùi quốc tế - bao nhiêu lượt khách bốn phương lũ lượt ở đây, và tôi tin chắc ai đã ăn ở nhà hàng một lần thì sẽ còn quay đi quay lại. Không giống các quán nhỏ nhắn thường sẽ chuyên tâm với một vài món đặc sản, thực đơn ở Peacock khá phong phú, từ hương vị Rajasthan cho đến các loại Tandoori miền Bắc và bánh miền Nam, thậm chí để chắc ăn nhà hàng còn dặm thêm ít đồ Âu và đồ tàu cho những ai không ăn quen. Thôi thì các bác cứ làm món gì cũng được, miễn sao đảm bảo cà-ri vẫn chất lượng, lũ trẻ không mong gì hơn thế. Ôi, chính ở đây chúng tôi đã được khai phá nước lọc vị bạc hà-chanh cực kỳ mát lạ mà chả thấy ở đâu có nữa, rồi cà-ri chay tuyệt ngon Dum Aloo, món cà-ri cừu(?) khó nhằn vì nhiều xương ít thịt nhưng mỗi miếng lọc ra được đều xứng cái công sức, và Thali thì như cơm cho vua, với một đĩa to tướng chứa 5 đĩa cà-ri và các-loại-không-biết-tên, đủ sắc màu tươi tắn. Tôi cảm giác như danh sách cà-ri cứ dài vô tận, có một cái tên thôi mà trăm cái món, kính thưa các loại thịt, kính thưa các loại rau, mỗi trộn lại ra mỗi vị. Hồi xưa mù mờ về cà-ri, cứ nghĩ có mỗi gói gia vị đổ đổ vào nước hầm thịt là xong, thật có lỗi với nó quá. Huhu, tôi sẽ chuộc lỗi bằng cách ăn thật nhiều nữa được không?

Điểm trừ đáng ghét nhất ở đây, đấy là sự thiếu rau trầm trọng. Món rau dùng kèm theo cà-ri là hành tây sống trộn với một vải cái gì băm băm - món tôi kỵ nhất. Quá thèm rau gọi một đĩa salad thì cũng vớt vát được chút dưa chuột, cà chua và táo. Chẳng hiểu các bạn ăn rau ở đâu nhưng một tuần ở Ấn tôi chưa có một bữa nào được nạp xơ đúng nghĩa cả. Trước chuyến đi chúng tôi rất lo nguy cơ tiêu chảy và mang rất nhiều berberin. Nhưng cuối cùng cả lũ đều bị táo bón. Một kết cục hơi buồn cho món cà-ri!

Dọc đường đi còn nhiều của ngon vật lạ lắm, có cơm briyani, bánh dosa to đùng giống như pancake bên trong béo ngậy phomát và nấm, các loại hạt tráng miệng - hạt hồi/thì là gì đó ăn kèm đường hay các gói hạt trông như kiểu mỳ trẻ em của mình, rồi sữa chua lassie chuối lassie xoài chính hiệu chứ không phải loại pha phách như ở Hà Nội, kebab đầy nhóc thịt bán ở cửa hàng phong cách fastfood... có những món đã thử và không nuốt nổi, có những món còn e dè chưa dám nếm, có những món ăn vào một lần nhớ đến giờ chưa hết. Tôi mà còn kể nữa chắc sẽ mất hàng giờ hàng trang blog làm chán nản người đọc mất.


Chuối - món tráng miệng quen thuộc ở mọi nơi

Các loại cocktail màu siêu đẹp!

Hạt tráng miệng ăn cùng đường
Một món quà vặt không biết tên


Rau trái ngồn ngộn thế này mà không hiểu chúng nó đi về đâu =(


Bánh rỗng ruột, khi ăn lấy thìa xúc hỗn hợp kia vào. Nhưng Ku không thích lắm.









Ấn Độ sau khi đến đó có thể làm con người ta thay đổi suy nghĩ về nhiều thứ. Mà một khi cái bụng cái dạ cũng thay đổi, thì còn gì có thể khó tính nữa đây?





Saturday, July 14, 2012

Ấn Độ tôi yêu.

Ôi, kẻ nhiều chuyện như tôi có đến trăm thứ muốn tuôn ra. Nào là những nghệ sĩ yêu thích, những món quà sinh nhật thật dễ thương tuyệt vời mà còn chưa có dịp khoe, nào bộ phim gần nhất mới xem gây khó thở, cuốn sách mới đọc hôm nọ làm rung rinh cả người...

Nhưng có một thứ mà tôi đã hứa mãi, hứa hoài với lòng mình là phải viết ra thành một bài tử tế mà mãi vẫn nung nấu chưa nhừ. Một năm đã qua đi rồi, kỷ niệm cái sống động, cái nhạt bớt, nhưng nơi ấy - hai âm tiết ấy đủ làm cho tôi vang lên như chuông.


-------------------------------------



Trong cuốn "Life of Pi", Yann Martel đã đề cập thoáng qua ngay đầu cuốn sách, khi còn chưa vào truyện "...bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định..."

Câu nói ấy làm tôi nghĩ đến chuyến tàu đầu tiên của tôi trên đất Ấn, lòng đầy rẫy hoang mang và phấn khích. Những điều chưa quên được nay lại ở trước mắt và sẽ còn theo tôi trong suốt chuyến đi này, rồi ngày mai, ngày nữa, tôi ra làm sao và Ấn còn mang đến những bất ngờ đột ngột gì ngoài chuyến tàu muộn này nữa? Lúc ấy giọng John Lennon văng vẳng trong headphone, tôi nuốt nuốt mấy lời hát vàng ngọc và ao ước giá như tôi thật sự biết câu trả lời cho mình.

"I'm searching for an answer
That's somewhere deep inside
I know I'll never find it here
It's already in my mind"

bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định

Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?322384-Cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-Pi-Yann-Martel-(-Bi%C3%AAn-d%E1%BB%8Bch-Tr%E1%BB%8Bnh-L%E1%BB%AF-)
Forum : http://bacbaphi.com.vn.vn
bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định

Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?322384-Cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-Pi-Yann-Martel-(-Bi%C3%AAn-d%E1%BB%8Bch-Tr%E1%BB%8Bnh-L%E1%BB%AF-)
Forum : http://bacbaphi.com.vn.vn
bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định

Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?322384-Cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-Pi-Yann-Martel-(-Bi%C3%AAn-d%E1%BB%8Bch-Tr%E1%BB%8Bnh-L%E1%BB%AF-)
Forum : http://bacbaphi.com.vn.vn
bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định

Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?322384-Cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-Pi-Yann-Martel-(-Bi%C3%AAn-d%E1%BB%8Bch-Tr%E1%BB%8Bnh-L%E1%BB%AF-)
Forum : http://bacbaphi.com.vn.vn
bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định

Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?322384-Cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-Pi-Yann-Martel-(-Bi%C3%AAn-d%E1%BB%8Bch-Tr%E1%BB%8Bnh-L%E1%BB%AF-)
Forum : http://bacbaphi.com.vn.vn
bất kì sinh linh nào nếu muốn hết bồn chồn thì cứ đến Ấn Độ và làm một việc gì đó trong một thời gian nhất định

Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?322384-Cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-Pi-Yann-Martel-(-Bi%C3%AAn-d%E1%BB%8Bch-Tr%E1%BB%8Bnh-L%E1%BB%AF-)
Forum : http://bacbaphi.com.vn

----------------------------------------



 Trước khi tôi lên được cái máy bay đi Kuala Lumpur cùng đầy đủ đồng bọn, không biết bao nhiêu trúc trắc sóng gió đã xảy ra. Từ khâu mua vé đặt vé ( lại có vài sự trùng hợp ở đây...) cho đến bể show giữa hành khách và thay đổi các thông tin chuyến bay ... Tóm lại là chưa đi đã thấy có mùi loạn ở khu vực này rồi!

Và từ lúc làm thủ tục check-in từ Kuala sang New Delhi, cái đông đúc và nhộn nhạo trong dãy hành khách cũng phần nào rào đón chúng tôi "sắp đến rồi nhá, đông lắm và khó đoán lắm đấy!" Tuy nhiên một chút bát nháo không ngăn tôi khỏi cười vui khi có một đoàn nọ nhảy múa hát hò mừng sinh nhật người bạn ngay trên chuyến bay. Ôi, thôi cái màn liên hợp nhảy-múa-hát thì không lẫn vào đâu được rồi! Người Ấn cứ hồn nhiên vô tư vậy đấy, người Bắc không quen thể nào cũng dèm pha họ bất lịch sự với lại vô duyên...

 Sân bay Indira Gandhi trông chẳng kém cạnh terminal 1 của Changi Airport là mấy, cũng cùng tông màu vàng nâu ấm, thảm và đá cẩm thạch sáng bóng. Còn đặc biệt hơn, trên bức tường dài và rộng là những bàn tay ngón xòe, ngón cụp trong Phật Giáo, mà một trong số đó tôi có dịp đọc qua, mang ý nghĩa là Bình yên, đừng sợ hãi.

Với tôi, Ấn Độ tự thân hai tiếng ấy phát ra đã mang nhiều màu sắc, hình ảnh, ấn tượng rõ ràng. Có ai nhắc đến xứ ấy mà không nghĩ đến váy áo saree đủ màu, những cô gái mắt to và sâu hút hồn, rồi thì các loại đền tháp nguy nga như Taj Mahal? Rõ ràng, khỏi phải tả nhiều về Ấn Độ. Ai cũng hiểu vấn đề.
Nhưng trời ơi, không nằm trong chăn làm sao biết chăn có rận? Không ở thiên đình sao có thể cắn ngập răng hương vị của đào tiên? Cái xứ nóng nắng chói chang tháng 7 mà tôi đã trải qua mang bao nhiêu là mùi hương, tiếng nói, tiếng khói, những mát lạnh của đá cẩm thạch trắng và xù xì của bức tường thành cổ, có những chiều mưa không nói nổi thành lời.

Nói chung, phần lớn mọi người nghe nhắc đến "đi Ấn" sẽ nói vài điều sau:

- Uầy, đi Ấn à, nghe nói tháng 7 nóng lắm!
- Khiếp, thích thế !!!
- Ấn á, sợ lắm, bẩn xong rồi có mùi rất khó chịu...
- Này, ở đấy nguy hiểm lắm đấy, tỷ lệ rape thuộc loại cao gần nhất thế giới!

 Câu nói đầu tiên, tôi nghe quá nhiều đến mức trong đầu đã mặc định là sắp bước vào lò lửa. Thậm chí lúc đi xin visa, bác Ấn ở đại sứ quán còn kêu lên như thế, thôi rồi đấy. Rồi đến Ấn, chúng tôi tất cả đều bị say nắng thật. Nhưng cơn say nắng ấy được dành gửi tặng những tòa đền tháp, pháo đài nơi chúng tôi đã may mắn được đặt bàn chân nhỏ bé lên. Ngày đi Taj Mahal là nóng kinh khủng nhất, nhưng chúng tôi đi bộ không biết mệt, quá choáng ngợp trước huyền thoại đang sừng sững trước mặt. Nóng gì, mùa hè ở Hà Nội mà đi xe máy, nghe hơi bốc lên từ đường bê tông còn kinh khủng hơn! Chúng tôi đi mùa monsoon nên thỉnh thoảng được khuyến mại vài cơn mưa be bé chẳng đủ mát cái gì, nhưng Hà Nội mảnh đất hiền hòa đã tôi luyện cho tất cả người con của nó một sức chịu đựng khá bền trước mọi loại thời tiết :-> Chỉ cần mang theo vài lít nước cho một ngày ra quân là đủ sức chống chọi với ông mặt giời rồi!

Ấn Độ á, ừ thích lắm lắm. Tôi thường không biết phải đối đáp lại lời cảm thán này như thế nào, thường thì tôi cũng cảm thán theo kiểu uhhhhhhhh thích cựccccccc ý !!!! Hãy mua vé và lên đường thôi, với tôi đi Ấn có cái gì hơi hơi giống với cuộc hành hương về một nơi thiêng liêng. Khó có thể gọi là du lịch theo cách hiểu thông dụng. Dù chúng tôi chỉ là một lũ trẻ ăn sung mặc sướng, nhưng mọi thứ tôi được nêm nếm ở nơi ấy gây cảm xúc mạnh mẽ - đến được Taj Mahal tôi nghĩ trong đầu "cuối cùng thì...". Tôi lén lút tưởng tượng mình như một con chiên Hồi giáo cuối cùng cũng thực hiện sứ mệnh đến thánh địa Mecca.

Có một điều mà những đứa đã hân hạnh được thưởng thức mùi vị Ấn Độ đều thấy ngạc nhiên: ở Ấn không phải ở đâu cũng có "cái mùi Ấn"! Thật ra đấy là thứ mùi thường thấy khi đi qua các hàng bán gia vị và đồ cúng lễ, dây hoa vòng vèo... ở Malay, ở Sing vân vân. Tất nhiên ở Ấn Độ không phải nơi nào cũng bán gia vị rồi, thành ra mọi chuyện đều dễ chịu, cứ thoải mái hít ngửi linh tinh, tất nhiên hãy trừ trường hợp nơi để giày dép trong đền, và MRT ở New Delhi...

Đến Ấn Độ mà ở trong nhà hàng khách sạn 5 sao ở New Delhi hay Mumbai thì chẳng còn gì vui thú. Cái sự mạo hiểm một chút khi luôn kè kè giữ ví, luôn xếp 1 thằng đi đầu 2 thằng đi cuối, cái con lợn đen thui nằm tắm tắm bùn trong bãi rác ( có thể hiểu tại sao đạo Hindu không mặn mà với thịt lợn dù không bị cấm!) , cái chuyện không-có-lề-đường thành quá quen thuộc, ruồi nhặng bu bám, người ngủ vạ vật, chó la liếm khắp nơi, WC công cộng/lộ thiên ... nói chung là bèo nhèo một đống. Bây giờ nghĩ lại nhiều khi vẫn thấy hơi ghê nhưng nếu không đi qua những thứ ấy và chịu chút bẩn thỉu thì tôi chẳng biết mình đã đi đâu?


--------------------------------------------

Nhiều lắm ý, 6 ngày rưỡi ở Ấn Độ là 6 ngày cô đọng nguyên chất, chúng tôi cứ đi hết ngạc nhiên này đến sửng sốt khác thôi. Đầu tiên chắc phải kể chuyện tàu xe.

Trước khi đi hai cô gái khéo lo Ku và Diệp đã chuẩn bị gần tươm tất, nghĩa là đặt cả tàu xe và tính toán xem ở chỗ này chỗ kia bao lâu. Ôi cái vụ tàu ở Ấn, nghe đã nghĩ đến mấy bộ phim mà toa tàu nào toa tàu nấy chật ních, lúc nha lúc nhúc người ngợm như trong tổ kiến! Hình ảnh đáng quan ngại ấy làm hai đứa đặt hẳn vé tàu online cho nó máu, đọc hết các loại review để chắc chắn mình không phải đi toa chở lợn và phòng ngừa cái sự hết vé và bị lừa - chuyện gặp như cơm bữa ở Ấn Độ.

Ấy thế mà đến nơi vẫn suýt bị kẻ gian móc họng, sợ thật! Cả lũ đã đang tất tưởi chạy vào nhà ga vì sắp đến giờ tàu chạy, thế mà từ đâu chui ra một tên nọ tự xưng là nhân viên nhà ga rồi bảo là "mày đi tàu ABC à, cái vé điện tử này không hợp lệ đâu, phải ra chỗ kia kìa, đổi vé của sân ga mới đi được!" Rõ ràng hai đứa đã đọc kỹ điều lệ trên website rồi, nhưng ma xui quỷ kiến thế nào vẫn mất một phút vàng ngọc đứng ngẩn ra ở đấy, thiếu điều chạy đi đổi vé thật thôi! May thay là chúng tôi đã quyết định tiến tiếp vào sân ga, vì cũng chẳng còn mấy thời gian để chần chừ nữa, không tàu sẽ chạy mất.

Khiếp, khỏi phải nói cái cảm giác nhìn chiếc tàu chầm chậm lăn bánh trờ qua trước mắt như thế nào! Chúng tôi chạy như bay vào ga, thấy xe lửa gần nhất chuyển bánh. Tôi đọc số hiệu tàu - đúng luôn cái tên ghi trên vé đây này! Không mất đến một giây suy nghĩ, ba mươi giây sau như được tua nhanh gấp ba gấp bốn lần bình thường - hay là làm thế nào để 6 đứa và vài chục cân hành lý có thể nhảy tàu êm xuôi. Làm thế nào ý, kinh cực, tôi chẳng nhớ gì nhiều ngoài hình ảnh tay mình bám lên một thanh vịn, được Bi hay Dương gì đấy kéo lên trên toa cùng hành lý và thở dốc nhìn đồng bọn dần dần hạ cánh an toàn - đến thùng mỳ tôm chanh cũng lên ngon lành luôn!

Cũng may mà chúng tôi đã đặt ghế trên một chiếc tàu xịn hạng nhất có nhân viên tử tế giúp đỡ chúng tôi đẩy nốt hành lý lên tàu. Cực kỳ may vì chỉ cần vài giây nữa thôi là nó sẽ lăn bánh cực nhanh sức mấy chúng tôi cũng chả leo lên kịp với tốc độ đấy và thế là thôi xong, ác mộng tàu chở lợn sẽ thành hiện thực, kèm thêm một đống bực bội mua vào người. Sớm hơn một tý - chuyện tàu xe đã chẳng nên một kỷ niệm nhớ đời như thế ( chúng nó cứ bảo là giá như này giá như kia và hốt hoảng pha mạo hiểm nhưng tôi thì có một sự yêu thích lén lút thầm lặng trong lòng với cái vụ này!)  Chậm một chút thì hậu quả khôn lường. Nhiều khi sự việc được sắp xếp thật ngẫu nhiên, kỳ lạ và ăn khớp ghê gớm.

Tôi có một gắn bó với tàu hỏa ở đây. Ga ở New Delhi làm tôi nghĩ đến ga Hàng Cỏ ở nhà mình. Những khung cảnh thay đổi liên tục, là những gì chân thật nhất tôi có thể chạm đến được. Điểm đến là nơi chúng tôi sẽ được cung cấp dịch vụ đàng hoàng, có cửa hàng cho tôi mua sắm, có chiếc giường cho tôi đặt lưng. Còn quãng đường đi là lăng kính chân thật nhất để soi vào cuộc sống ở đây. Không phải chỗ nào cũng có giường đâu, mỗi lần tàu dừng lại là y như rằng hình ảnh người, bò và chó nằm la liệt ngay sân ga lại bày ra ngay ngoài ô cửa. Cửa hàng và hoa lệ không bao giờ thấy xuất hiện trên dải đường chúng tôi qua. Chỉ có đồng ruộng, bờ bãi, nhà cửa thâm thấp, bãi rác ngồn ngộn, những căn chòi rơm xinh xinh như ở châu Phi mà lại giông giống đụn rơm ở nhà. Thoáng thấy những em bé đen gầy nhỏng, chở nhau đi học trên cái xe đạp to gấp 5 lần chúng nó, đứa này bồng bế đứa kia. Đôi lúc ngồi rảnh rỗi trên tàu sinh nghĩ ngợi, tôi lại nhìn ra ngoài cửa sổ để thả bớt suy tư xuống bãi rác. Rồi để mắt được mở to ra, thu gom tất cả sự sống động ấy vào lòng. Mảnh đất thì lạ lẫm nhưng đứa nào cũng công nhận, có cái gì đó quen quen lắm, làng quê ở đâu thì cũng thế thôi. Ấn Độ hay Việt Nam...



Sau những ngày đặt vé tàu, giờ thì tôi đã hiểu được thuật ngữ AC1, AC2 và day tận mặt cái cứng, mềm, điều hòa...xem chúng nó khác nhau thế nào. Tôi cũng gặp những chuyến tàu xe nhong nhóc người, nhưng chưa cái nào kinh như trên phim ảnh.



 

 

Quay lại đời sống trên tàu một chút, vé hạng nhất của chúng tôi chỉ bằng một chuyến tàu đi lên Sapa vào mùa bình thường, nhưng được đối đãi sung sướng như khách VIP. Vừa đặt mông xuống ghế là đã được phát báo để giải trí ( dù chả hiểu được một chữ huhu ...) cùng bánh và trà. Trong suốt hành trình 3 tiếng chúng tôi không được ngơi nghỉ là mấy vì cứ 15 phút nguời ta lại bưng ra một món gì đó, khi thì mứt và bánh mỳ, lúc lại bánh và rau củ kiểu Ấn Độ hơi khó nuốt... đặc biệt nhất là màn tặng hoa hồng cho khách trên tàu - điểm 10 cho chất lượng luôn!



Bắt đầu bữa sáng trên tàu, cứ tưởng thế này là xong hóa ra mới bắt đầu...

Ku và Bi sau khi được tặng hoa

hãy nhìn cái huy hiệu! các bác người Sikh lúc nào cũng siêu dễ thương <3


Tàu hỏa ở Ấn không sợ đâu, thích lắm thích lắm! Nhẹ nhàng uốn lượn quanh những cánh đồng và ngôi làng, cuối cùng thì chuyến tàu tốc hành cũng đưa chúng tôi đến Agra. Agra có Taj Mahal...



Tuesday, July 10, 2012

Sing rất Xinh




Sing rất xinh, đó là sự thật.

 
Tôi tình cờ phát hiện ra gần nhà, ngay bờ sông, có cây me quả rụng khắp thảm cỏ đường đi, có cây xoài trái lúc la lúc lắc trên cây, xanh và xa làm tôi lâm vào thế nước miếng chan hòa mà không biết phải làm chi. Rồi cóc nữa cơ, nhặt được 3 quả, 3 chị em  làm thịt luôn, chua buốt răng nhưng mà chắc tại đồ miễn phí hái lượm về nên vẫn thấy thích. Chỉ là mấy đứa đi lang thang dạo mát rồi nhặt nhạnh được cái gì đó, cũng là một buổi chiều dễ thương.

Còn nếu muốn khủng khiếp điển rồ, tôi sẽ làm những điều tốn kém thời gian ở đây. Ví dụ như đi bộ từ SOTA về nhà chỉ để mang được quả bóng to béo gấp 10 lần tôi về an toàn, rồi tuồn qua cửa sổ cho bạn cùng phòng hoảng hốt chơi. Hoặc là chuỗi kết hợp đạp xe/đi bộ/ đi bus thì Commonwealth về nhà, hết 3 tiếng hân hoan. Đấy sẽ là những con đường ở Sing tôi yêu nhất. Những người đã cùng với tôi lê lết mòn gót ở đấy, là những người tôi sẽ yêu thương yêu thương.

Xinh vì người Sing. Vì tôi nhớ lắm đúng luôn ngày 14/2, tôi và cô bạn ngồi picnic dưới "sân trường" với những người bạn không quen biết, nhảy nhót theo nhạc Beatles và ăn sandwich, thổi bong bóng nữa. Tất cả những gì tôi tóm vào định nghĩa tuổi trẻ dở hơi đều có thể nằm gọn trong cái thảm hồng hồng có hoa văn đấy.

Vì thi thoảng cuối tuần thật là đẹp tuyệt vời, đi ăn cơm trưa cuối cùng lại thành tham gia ban nhạc. Tôi ngồi với những ông bác giọng hào sảng tự tin, cười tươi hấp háy và còn trêu chọc chúng tôi "Chúng mày nghe nhạc này là cỡ 60 tuổi chứ không ít!", "à, Beatles à, bọn nhóc này nó đụng vào ổ rồi !'  Chất giọng cực hay và truyền cảm của bác Joe làm tôi có cảm giác cách đây ngót ngét 40 năm bác đã từng là một sát thủ cười tươi như hoa tay ôm đàn gẩy gẩy hạ gục được biết bao cô gái mặc xường xám kiêu kỳ trên hòn đảo. Cả cái liên hợp ăn uống biến thành liên hợp văn nghê, đồng ca Hey Jude cho các vị nào đi qua khuôn mặt còn nhăn nhó thì cũng phải giãn ra.

Người Việt mang cái tiếng soi mói, thế nhưng sang đến đây tất cả cũng chỉ lành mạnh dừng lại ở việc lén la lén lút nói xấu trên MRT bằng tiếng mẹ đẻ ( dù thỉnh thoảng đi đêm cũng có ngày gặp ma, haha) Có những đôi vợ chồng quanh tôi thật là đáng yêu, tuần nào cũng nhiệt tình lôi kéo bằng được tụi tôi ra khỏi nhà để sang ăn, khi thì "Chị mới thử làm kem chanh và chè đỗ đen nữa!", lúc lại "Đi, ăn cá kho ngon lắm, chị biết mấy đứa học hành bận rộn làm gì có thời gian kho cá!" Nhiều lúc cảm động rơi rớt nước mắt trong lòng nhưng vì miếng ăn ngon đã nuốt mất những lời cảm ơn có cánh rồi. Ôi cái ngày tôi rã rời từ trường về thẳng ngôi nhà siêu ấm cúng ấy, được kéo vào guitar hero chơi bét nhè trong lúc chờ cơm canh nấu chín, cảm giác như mình vừa có ông bố bà mẹ trẻ cực kun!

Có những người lạ mặt đáng yêu mà tôi chẳng có dịp gặp lần hai, ví dụ như chỉ là chào nhau trên đường đi học, ví dụ như ngồi chờ xe buýt cùng nhau cũng có thể kết thành dăm ba câu chuyện. Người Sing mang tiếng than thở nhiều, lại ganh đua và tính tình không bứt phá, nhưng cái gì cũng chỉ là một mối định kiến stereotype mà thôi. Mảnh đời con con của tôi vì những tình cảm rất chi là trong sáng ở đây mà hát lên khe khẽ.






Đấy ai bảo ở Sing toàn nhà cao tầng nào, cái này là cái gì???


Ngày Valentine khó quên, từ nghệ thuật đương đại cho tới superpower


Bonbon - hot boy của khu tập thể